Loading
Menu top header

THÀNH VIÊN

ART DECOR

Những mẫu nhà nông thôn miền Đông Nam Bộ được yêu thích nhất cuộc thi thiết kế nhà ở nông thôn

Tạp chí Kiến trúc - Xây dựng   25/09/2019


Cuộc thi thiết kế kiến trúc: “Chung tay kiến tạo nhà ở nông thôn” do Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam và Diễn đàn Mái đẹp nhà sang phối hợp tổ chức đã đi đến hồi kết với sự đồng tình về chuyên môn của HĐGK lẫn sự ủng hộ của bạn đọc. TCKT xin được chia sẻ những mẫu nhà nổi bật nhất vòng thi bình chọn cuộc thi của hạng mục nhà ở Miền Đông Nam Bộ, mong rằng các thiết kế nổi bật trong cuộc thi sẽ chung tay tìm ra các mẫu thiết kế nhà ở phù hợp với từng vùng miền, ứng dụng các giải pháp xanh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, mà vẫn giữ được nét đặc trưng văn hóa địa phương.

Được phát động từ tháng 11/2018, Cuộc thi Thiết kế kiến trúc “Chung tay kiến tạo nhà ở nông thôn Việt Nam” đã thực sự trở thành một sân chơi chuyên môn hữu ích, nơi giao lưu, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của giới kiến trúc sư và cộng đồng.
Ngày 17/04/19, trong khuôn khổ Liên hoan KTS trẻ toàn quốc lần thứ VIII tại Vũng Tàu, Hội Đồng Giám khảo cuộc thi thiết kế kiến trúc: “Chung tay kiến tạo nhà ở nông thôn Việt Nam” đã có buổi làm việc để tìm ra 40 phương án xuất sắc nhất vào vòng chung kết cuộc thi. Theo báo cáo từ BTC, cuộc thi năm nay đã thu hút 184 bài dự thi đến từ 41 tỉnh, thành trên cả nước tham dự 4 hạng mục: Nhà ở miền Bắcnhà ở miền Trungnhà ở miền Đông Nam Bộ và nhà ở miền Tây Nam Bộ. Sau đó, qua hệ thống bình chọn đã chọn ra được Top 10 thiết kế do cộng đồng bình chọn và Top 10 thiết kế do HĐGK bình chọn và Giải thưởng thiết kế được yêu thích nhất.

TCKT xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc các tác phẩm xuất sắc nhất miền Đông Nam Bộ.

  1. MS: PK1404 – Lê Quốc Phi

Nhà ở truyền thống ở Đồng Nai gồm có các kiểu chính: Nhà xông 2 gian hoặc 3 gian, không chái; Nhà Chái; Nhà sắn đọi, nhà chữ đinh.. trong đó nhà chữ đinh là phổ biến, được ưu chuộng nhất, chiếm 44% trong 401 nhà đã điều tra. Nhà chữ đinh phân rõ hai khu vực : Nhà trên nằm ngang, nhà dưới nằm dọc hông liền kề sao để hai đòn dông của hai nhà thẳng góc với nhau tạo thành chữ đinh (J) hay dạng chữ (T). Biến thể kiểu nào thì trông cũng thấy cân xứng, rõ dạng chữ đinh.

2. MS: VT0319 – Cao Đức Trung

Xanh hóa công trình bằng các giải pháp tích hợp : Thông thoáng tự nhiên tối đa từ nền lên trần – mái, Sử dụng năng lượng tự nhiên (bình nước nóng mặt trời , tấm lợp Solar panel, quạt hút gió ). Vật liệu định hướng sử dụng thỏa đáng tôn – thép , khai thác vật liệu kết hợp : Móng xây đá chẻ – đá ong, tường xây gạch không nung , nền lát gạch men , cửa khung thép – kính mờ và kính trong tùy vị trí phù hợp , sân và lối đi lát đá da – chỉ làm nền xi măng khi có nhu cầu vị trí phơi phóng. Phiên bản phát triển mặt bằng dự phòng cho khả năng đô thị hóa từng bước vùng ngoại ô.

Tin liên quan

x